Không chỉ xe máy, mà xe ô tô địa hình cũng là phương tiện được nhiều phượt thủ Việt Nam lựa chọn để di chuyển khi đi những chuyến đi dài ngày. Bởi chiếc ô tô sẽ đem lại những cảm giác thoải mái, mới mẻ cho nhiều người.
Tuy nhiên, với những người lần đầu phượt bằng phương tiện này, chắc chắn sẽ có những băn khoăn, sai sót vì chưa có kinh nghiệm và chưa biết mình cần phải trang bị những gì. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho những người mới:
Những lưu ý khi phượt
- Lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết
– Tính toán thời điểm xuất phát, thời điểm đến, dừng chân nghỉ ngơi hay ăn uống tại địa điểm nào,… là công việc cần được các phượt thủ xem xét kỹ càng, bởi nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian cũng như lộ trình của chuyến đi.
– Nếu chỉ có khoảng thời gian ngắn để đi du lịch thì ít nhất bạn phải vạch rõ điểm đi, điểm đến để tránh mất thời gian quý báu của mình. Tính tốc độ bình quân và khoảng thời gian dừng chân trung bình sẽ giúp bạn biết được khá chính xác thời gian cần đi là bao lâu.
- Chuẩn bị cho hành trình
– Những chuyến đi du lịch dài ngày không thể tránh khỏi việc đi qua những con đường vắng vẻ, thưa thớt khó tìm chỗ sửa chữa xe, xe hơi sẽ càng khó khăn hơn. Chính vì thế, trước khi đi bạn cần kiểm tra cẩn thận khả năng hoạt động của xe như phanh, gạt nước, dầu máy, nước làm mát,… để tránh mất thời gian tìm các điểm sửa xe.
– Nếu đưa con nhỏ cùng đi thì cần chuẩn bị bánh, kẹo, sữa, nước, thuốc và bỉm cho các bé. Ngoài ra, giấy vệ sinh, dù, mũ, băng cá nhân,… cũng hết sức cần thiết cho chuyến đi dài ngày. Hạn chế sử dụng vali để đựng đồ, sử dụng các túi xách, ba lô để đựng và đặt chúng dưới gầm ghế sẽ giúp bạn tiết kiệm không gian, và các bé có chỗ để chơi đùa, chúng sẽ không quấy nhiễu khi đi xa.
– Tuyệt đối không đặt nhiều vali nặng trên nóc xe vì xe sẽ bị lắc khi di chuyển tốc độ cao, đồng thời cản gió, làm cho xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
- Lưu ý trong quá trình phượt bằng xe ô tô địa hình
– Đảm bảo đi đúng tốc độ qui định và tuân thủ đúng các biển báo để không xảy ra lỗi vi phạm không cần thiết ở các địa phương xa nơi cư trú, bởi khi giải quyết sẽ gặp nhiều khó khăn.
– Nên nghỉ uống nước 15 phút sau khoảng 2 – 4h lái xe. Tuyệt đối không lái khi đang buồn ngủ, nếu buồn ngủ bạn nên vào 1 quán nước để ngủ khoảng 15 – 30 phút để cắt cơn buồn ngủ. Nếu không có người lái phụ thì bạn chỉ nên đi 8 – 12h/ ngày tùy theo điều kiện sức khỏe. Tránh lái xe vào buổi đêm, bởi ngoài mệt mỏi, thì đèn xe cũng sẽ làm cho bạn khó chịu khi lái sẽ rất nguy hiểm.
– Nếu ở trung tâm thành phố (Hồ Chí Minh, Hà Nội) thì tốt nhất bạn nên khởi hành đi từ sớm 3 – 4h sáng để tránh gặp cảnh kẹt xe, để chuyến đi của bạn diễn ra đúng kế hoạch nhất, cuộc hành trình của bạn sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
– Bạn cũng nên lên mạng tìm hiểu trước những điểm dừng chân mình sẽ đi qua để lựa chọn được một chỗ phù hợp, thông thừa các điểm dừng chân của xe khách sẽ không đáp ứng tốt các yêu cầu của những loại xe nhỏ hơn, như ít loại thức ăn, đông,… bạn sẽ không muốn mất thời gian khi phải vừa đi vừa kiếm chỗ đừng dừng chân đâu nhỉ?
Những phụ kiện nên mang theo
- Bản đồ, thiết bị định vị:
Thiết bị định vị kèm khả năng giải trí là thiết bị khá tốt giúp bạn tìm kiếm đường và xác định vị trí của mình một cách nhanh nhất, nhưng thông thường chúng chỉ phát huy tốt khi ở những địa danh phổ biến. Với những con đường nhỏ hay những cung đường mà sóng GPS không hoạt động thì tờ bản đồ là vật “cứu cánh” tốt hơn hết. Do đó, đừng quên mang theo hai thứ này khi đi xa nhé!
Nếu cả thiết bị định vị và bản đồ vẫn không thể giúp được bạn thì đừng quên hỏi thăm chính người dân bản địa khi bạn lỡ đi vào những cung đường khó. Đừng ngại hỏi nếu bạn không muốn mất thêm thời gian!
-
Camera hành trình:
Chuyến du lịch đầy ắp những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc, chắc chắn sẽ khiến cho mọi người muốn lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp này. Chính vì vậy, một chiếc camera hành trình ghi lại những hình ảnh đẹp khắp mọi cung đường của chuyến đi sẽ là một ý tưởng hết sức hợp lý.
Ngoài việc dùng để quay lại cuộc hành trình, thì chiếc camera như một nhân chứng sống cho bạn khi xảy ra va chạm hoặc sự cố bằng cách ghi lại những hình ảnh. Một số loại camera này còn có chức năng chụp hình, vì vậy nó còn có thể làm thay cả nhiệm vụ của máy ảnh. Điều bạn cần làm chỉ là chuẩn bị những chiếc thẻ nhớ dung lượng cao để lưu lại hết những hình ảnh của chuyến đi.
- Dụng cụ sửa chữa, lốp dự phòng:
Hộp đựng dụng cụ sửa chữa xe với kìm, tuốc nơ vít, cờ lê,… cùng lốp xe dự phòng sẽ là “vị cứu tinh” trong trường hợp chiếc xe ô tô địa hình của bạn hư hỏng giữa đường. Bạn có thể chủ động tự mình sửa chữa mà không phải gọi cứu hộ hay đợi ai đó đến giúp đỡ.
-
Bộ công cụ cứu hộ khẩn cấp:
Trên những đoạn đường vắng sẽ rất khó để tìm được trung tâm y tế hay bệnh viện nếu chẳng may bạn xảy ra tai nạn hay bị cảm bất chợt. Vì vậy, một hộp dụng cụ đơn giản chỉ kèm thuốc chữa bệnh thông thường, thuốc giảm đau, ôxi già, cồn, bông băng, gạc,… đã có thể cứu bạn khỏi những trường hợp nguy cấp rồi đấy.
Chắc hẳn ai cũng mong muốn một chuyến đi đầy vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì những phượt thủ, đặc biệt là những người lần đầu tiên sử dụng ô tô để phượt cần phải chuẩn bị những kế hoạch và những trang bị cần thiết để có thể chủ động, linh hoạt hơn trong chuyến đi cũng như hạn chế được những rủi ro.
>>> Xem chi tiết một số mẫu xe địa hình nhập khẩu.